Xe nâng điện là thiết bị quan trọng trong kho bãi và nhà xưởng, giúp nâng hạ hàng hóa hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, xe có thể gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn vận hành. Việc nhận biết và khắc phục sớm các lỗi này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị mà còn đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ. Bài viết sau đây của Vinaboss sẽ tổng hợp chi tiết các lỗi thường gặp của xe nâng điện và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả.

6 lỗi thường gặp khi sử dụng xe điện
Để kịp thời phát hiện và xử lý khi xe nâng điện gặp sự cố, dưới đây là một số lỗi thường gặp về xe nâng Vinaboss muốn chia sẻ đến bạn, bạn cần chú ý trong quá trình vận hành:
Lỗi hộp số
Hộp số của xe nâng điện thường được chế tạo từ nhựa và có cần điều khiển, do đó trong quá trình sử dụng, phần nhựa này có thể bị nứt vỡ hoặc lá bố bị mài mòn, gây khó khăn khi vận hành. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hư hỏng hộp số bao gồm:
- Sử dụng xe nâng không đúng quy trình, chẳng hạn như đổi hướng tiến/lùi khi xe chưa dừng hẳn hoặc tác động lực quá mạnh lên cần gạt số.
- Vật thể lạ mắc vào trục bánh xe, gây ảnh hưởng đến hộp số, làm hỏng seal, phối hoặc gây rò rỉ dầu.
- Chở hàng quá tải trọng cho phép, làm hộp số bị quá nhiệt hoặc cháy.
Hỏng ắc quy xe nâng điện
Ắc quy là một trong những bộ phận dễ gặp vấn đề nhất ở xe nâng điện. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Ắc quy sạc đầy nhưng nhanh yếu: Thường do chất lượng ắc quy kém, dung dịch chứa tạp chất, bị chập mạch hoặc chai.
- Ắc quy bị sunfat hóa: Xuất hiện các đốm trắng quanh bản cực, thường do dung dịch trong bình quá ít hoặc quá đầy, ảnh hưởng đến khả năng phóng điện.
- Bản cực bị biến dạng: Khi nạp điện quá lâu hoặc dòng điện quá lớn, nhiệt độ tăng cao làm vỏ bình phồng rộp, nắp bình nhô lên không đều.
Lỗi tam bua (phanh xe nâng điện)
Tam bua có chức năng phanh xe, sau thời gian sử dụng, lớp cao su trên bề mặt có thể bị mòn, để lộ phần kim loại bên trong, làm giảm hiệu suất phanh. Những dấu hiệu nhận biết lỗi này bao gồm:
- Đạp phanh nhưng xe không dừng ngay.
- Phanh phát ra âm thanh lạ khi sử dụng.
- Cảm giác bàn đạp phanh lún sâu hơn bình thường.
Gãy hoặc lệch nĩa nâng
Nĩa nâng là bộ phận chịu trách nhiệm giữ và di chuyển hàng hóa. Khi nĩa bị gãy hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây nguy hiểm khi vận hành. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
- Chở hàng vượt quá tải trọng cho phép.
- Sử dụng nĩa để kéo hoặc đẩy hàng hóa sai tư thế.
Sai cách vận hành xe
Lỗi này thường xảy ra khi người sử dụng chưa nắm vững cách điều khiển xe nâng điện, dẫn đến các sự cố như:
- Dùng lực quá mạnh khi gạt cần số, làm hỏng cơ cấu điều khiển.
- Chạy xe quá tốc độ quy định, gây hư hỏng bánh xe, niền sau hoặc hệ thống phanh.
- Vận chuyển hàng quá tải, khiến nĩa nâng bị cong hoặc gãy.
Trầy xước ty thủy lực
Ty thủy lực là bộ phận quan trọng giúp chuyển đổi năng lượng để vận hành nĩa nâng. Khi chịu tác động từ ngoại lực, chúng có thể bị trầy xước, mài mòn, làm giảm hiệu suất hoạt động của xe nâng.

Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng điện
Phần lớn các lỗi thường gặp ở xe nâng điện xuất phát từ việc người dùng chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành và bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, để hạn chế sự cố, bạn nên lưu ý các biện pháp sau:
Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng điện để đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả
- Vận hành xe theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Thực hiện vệ sinh và kiểm tra các bộ phận trên xe nâng điện thường xuyên, đặc biệt là trước khi sử dụng.
- Bổ sung dầu bôi trơn định kỳ mỗi 2 tháng hoặc sau 300 giờ hoạt động. Sau hai lần bổ sung, nên thay hộp dầu mới để đảm bảo hiệu suất.
- Thay cần gạt mưa và tấm chắn mưa sau một năm sử dụng để duy trì tầm nhìn và an toàn khi vận hành.
- Nếu xe không có hệ thống cảnh báo an toàn, cần thay má phanh mỗi tháng một lần. Với các dòng xe có cảnh báo an toàn, thay thế khi có thông báo từ hệ thống.
- Bình ắc quy nên được thay mới sau hai năm nếu xe sử dụng thường xuyên, hoặc bốn năm nếu tần suất sử dụng thấp.
- Hệ thống ty thủy lực cần kiểm tra và thay thế sau khoảng 1 – 2 năm vận hành.
- Sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng để kiểm tra điện cực nguồn ắc quy thường xuyên, tránh tình trạng điện yếu ảnh hưởng đến tuổi thọ máy phát.
- Khi áp suất phun không ổn định, cần kiểm tra bộ ổn định áp suất, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu và hệ thống điện trước khi thay thế bơm nhiên liệu.
- Nếu xe phát ra âm thanh bất thường khi vận hành, cần dừng xe ngay, kiểm tra sơ bộ và liên hệ đơn vị cung cấp để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Việc hiểu rõ các lỗi thường gặp của xe nâng điện sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố kịp thời. Để đảm bảo xe nâng điện luôn hoạt động ổn định, bạn nên kiểm tra định kỳ và xử lý ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Nếu bạn đang gặp vấn đề với xe nâng điện và cần hỗ trợ sửa chữa, Vinaboss sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và dịch vụ chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, giúp xe nâng của bạn vận hành hiệu quả và bền bỉ hơn.